399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • SEO Website
  • Bé gái bị 'quỷ ám' trong căn lều nát nơi bìa rừng

Bé gái bị 'quỷ ám' trong căn lều nát nơi bìa rừng

Biết đâu, có thể những năm sau lại có thêm những đứa trẻ mới trở thành nạn nhân của căn bệnh quái ác này.

Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Bệnh khô da sắc tố bẩm sinh, căn bệnh lạ và hiếm gặp, đang ăn dần ăn mòn sự sống của những số phận không may ở xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình.

Công ty dược phẩm An Thiên Các bệnh nhân bị biến dạng hoàn toàn khuôn mặt, bị ngứa, lở loét gây đau đớn khắp cơ thể, thường xuyên bị bỏng nắng, các ban đỏ mụn nước tồn tại lâu sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Dược phẩm An Thiên Mấy năm trước, bệnh viện tỉnh và trung ương thường xuyên cử các đoàn cán bộ lên thăm khám, phát thuốc, chăn màn, kính, mũ, áo chống nắng đặc biệt, kem chống nắng... cho bệnh nhân. Đã có bệnh nhân nặng được chuyển về khám và điều trị miễn phí. Tuy nhiên, sau mỗi đợt điều trị, bệnh lại có biểu hiện nặng hơn trước.

Những tưởng căn bệnh này chỉ xảy ra đối với nam giới, không ngờ, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất lại rơi vào một bé gái. Bé gái kháu khỉnh, xinh xắn mắc căn bệnh "quỷ ám" này là Hà Phương Thúy ở bản Nà Nguộm. Thúy năm nay 7 tuổi, mới được phát hiện năm 2010 và chẩn đoán bị khô da sắc tố.

Khi hỏi về bố của cháu bé, mẹ Thúy, chị Hà Thị Thính lắc đầu quầy quậy : “Bố nó chả nhận con đâu, đi mất rồi”.

Đó là một người sống bên kia dãy Nà Nguồm, đã giả bộ yêu thương, làm cho Thính mang bầu, rồi bỏ chạy mất tung tích. Không chồng mà có con, Thính xấu hổ trốn biệt trong nhà, ở nhờ bố mẹ. 3 năm sau khi sinh con, chị mới dám lên nương rẫy.

Nhưng một lần nữa có anh công nhân làm đường qua xã buông lời hứa hẹn, rồi rủ rê, Thính lại có thêm 1 đứa con nữa. Không còn cách nào khác, chị đành chuyển ra một căn nhà tranh lụp xụp bên triền núi,rồi cứ thế 3 mẹ con rau cháo nuôi nhau. Hàng ngày, Thính lủi thủi làm bất cứ việc gì để kiếm sống, ai nói gì cũng im lặng.



Được anh cán bộ xã dẫn đến, tôi không khỏi chua xót khi được chứng kiến đời sống quá khó khăn của họ. Cái được gọi là căn nhà tranh, thực ra nếu tôi gọi đó là túp lều cũng không sai. Nó chỉ là mấy phiên nứa được ghép tạm bợ, dựng tạm trên mấy thanh gỗ ọp ẹp, rộng chừng 8 mét vuông. Trong nhà không có gì ngoài chiếc chiếu rách. Có cảm tưởng, chỉ cần 1 trận mưa lớn, nước lũ trên núi đổ xuống, thì số phận của 3 con người khốn khổ này không biết sẽ đi về đâu.

Bên trong túp lều gianh tồi tàn, Thúy đang ngồi trông đứa em nhỏ. Trông thấy có người lạ bước vào, bé có vẻ sợ sệt, ngôi co ro một góc. Thính gọi mãi, Thúy mới chịu lại gần cho tôi quan sát. Trên gương mặt bé, những nốt đỏ oan nghiệt đã vỡ, da tróc và loang lổ các vết đen trắng.

Được biết, căn bệnh có biểu hiện từ khi Thúy 2 tuổi. Năm ngoái, bé có được mẹ cho đi học lớp 1, nhưng căn bệnh lạ khiến bạn bè xa lánh, cộng thêm điều kiện của 3 mẹ con quá khó khăn không kham nổi, Thúy phải nghỉ học. Hiện tại, bé suốt ngày chỉ ngồi trong nhà, không nói năng gì, ai đến cũng lẩn tránh. Tương lai, với căn bệnh ngày càng nặng như thế này, em sẽ không được ông trời cho trở thành thiếu nữ, nghĩ mà rơi nước mắt.

Hỏi chuyện một lát, rồi chị Thính bật khóc nức nở: “Đời em đã khổ rồi, nhưng còn con cái, chỉ mong nó lớn lên được thành người. Giờ em chỉ mong kiếm đủ ăn, còn bệnh tật, tương lai của cháu, đành nhờ xã hội cưu mang vậy!”.

Rời khỏi căn nhà tranh cheo leo trên vách núi, tôi tìm đến nhà ông Xa Văn Minh ở xóm Nà Mười. 2 trong số 5 đứa con của ông đã mất, đứa con thứ 3 (Xa Văn Mẫn), thứ 4 (Xa Văn Nam) đều mang trên mình chứng bệnh kỳ dị mà người ta vẫn gọi là “quỷ ám”. Duy có người con út là đến giờ chưa thấy triệu chứng đau đớn đó.

Hiện tại, Mẫn và Nam cứ lủi thủi trong nhà, hoặc trên rừng, trên nương vắng nên chẳng giao tiếp với ai. Ai gặp cũng ngượng ngùng, nói được vài câu rồi lại tìm chỗ khuất ẩn mình.

"Cuộc sống của vợ chồng tôi như bị trời hành. Ông trời có trách phạt ai chắc cũng chỉ có thời gian nhất định. Đằng này vợ chồng tôi đã khổ tận cam lai suốt mấy chục năm qua mà không có một chút hy vọng về tương lai", ông Mính rơm rớm nước mắt.

Đó mới chỉ là những mảnh đời bị ruồng bỏ mà tôi đã gặp trong lần trở lại Mường Chiềng. 9 người bệnh giờ chỉ còn trông chờ vào khoản trợ cấp ít ỏi và một ít thuốc thang nhằm duy trì sự sống. Những người bị bệnh và ngay cả người thân của họ vẫn đang ngày đêm gặm nhấm nỗi đau và đành chấp nhận số phận, bởi họ nghèo lắm.

Biết đâu, có thể những năm sau lại có thêm những đứa trẻ mới trở thành nạn nhân của căn bệnh quái ác này. Và cũng chẳng ai dám khẳng định là bệnh chỉ tìm đến chừng đó con người.

Trao đổi về vấn đề này, chị Xa Thị Thành, Trạm trưởng trạm y tế xã cho biết, bà chỉ mong có thêm các tổ chức viện trợ, ưu đãi, có thể tăng thêm khoản tiền trợ cấp hàng tháng cho các trường hợp thương tâm này.

Bên cạnh đó, cần có một địa điểm để tập trung 9 trường hợp lại, lo thuốc thang, nuôi dưỡng một thời gian xem bệnh tình như thế nào, có thay đổi gì không mới tính tiếp, cũng là đỡ một phần cho gia đình. Ít ra, được ăn uống tốt hơn mới có đủ sức khỏe để chống chọi bệnh tật.

Rời vùng đất Mường Chiềng nhiều duyên nợ, chúng tôi hi vọng, các bác sĩ, các nhà khoa học trong ngành y tế sẽ sớm tìm ra nguyên nhân, cũng như các biện pháp tri bệnh hữu hiệu nhất với căn bệnh này. Mong các nhà hảo tâm tiếp tục chung tay giúp đỡ cho những người con đau khổ nhất của xứ Mường.