399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

Mùa cói ven sông Yên

Dòng sông Yên lững lờ uốn lượn qua nhiều xã phía nam huyện Quảng Xương. Tự ngàn đời, dòng nước trong xanh với đôi bờ cây lá xum xuê không chỉ mang lại phong cảnh hữu tình cho các xã vùng chiêm trũng mà sông Yên còn bồi lắng phù sa cho đồng ruộng tốt tươi. Do lưu thủy với biển, khi triều lên đã đẩy nước mặn vào sâu trong đất liền, tạo nên dòng nước lợ hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cói. Các gia đình ở nhiều thôn làng của các xã Quảng Khê, Quảng Trường, Quảng Vọng, Quảng Phúc, Quảng Long đã lấy nghề trồng cói, dệt chiếu làm hướng mưu sinh chính.
Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên Năm nay, cói vụ chiêm vào cuối vụ thu hoạch và đánh dấu một năm được mùa, được giá nên bà con có phần phấn khởi hơn. Quệt giọt mồ hôi lăn dài trên trán, chị Hoàng Thị Tấn ở thôn 3, xã Quảng Khê chỉ vào ruộng cói đang thu hoạch, hồ hởi: “Năm nay mưa thuận gió hòa, năng suất cói khá cao. Ruộng gia đình tôi mới canh tác lứa cói mới, mật độ còn thưa mà năng suất đã đạt 3,5 tạ/sào. Nhiều gia đình có cói thu hoạch đến vụ thứ hai, thứ ba có thể đạt năng suất 5 tạ/sào, cao hơn hẳn một số năm gần đây”. Nhiều nông dân trong vùng cũng khẳng định: Nếu năng suất cói đạt 5 tạ/sào, người trồng cói sẽ có thu nhập khoảng 6 triệu đồng, trừ chi phí, lãi khoảng 5 triệu đồng.
Công ty dược phẩm An Thiên Trong vụ cói này, loại cói trên 1,6 m có giá 1,2 triệu đồng/tạ, cao hơn giá trung bình năm ngoái 200.000 đồng. Tương tự, loại cói từ 1 đến 1,2 m cũng có giá 700.000 đồng/tạ; loại cói từ 1,2 đến 1,6 m bán được 800.000 đồng/tạ và đều cao hơn giá cói cùng loại của năm ngoái. Những năm gần đây, nông dân trong vùng chú trọng áp dụng khoa học - kỹ thuật, đưa các giống cói mới vào sản xuất nên có thể thu hoạch 2 vụ trong năm. Cói vụ chiêm bắt đầu thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 6 âm lịch. Thu hoạch xong, người dân tiếp tục chăm bón để cây cói phát triển từ gốc cũ, đến tháng 10 âm lịch thu hoạch vụ cói thứ hai trong năm – vụ mùa. Điều đáng mừng là cói khô thành phẩm của huyện Quảng Xương gần 10 năm nay không có hiện tượng ế hàng, vứt bỏ như những vùng cói khác. Thị trường tiêu thụ cói được hình thành bền vững ngay tại địa phương bởi các cơ sở dệt chiếu đang ngày càng phát triển. Chiếu cói Quảng Xương được tiêu thụ trong nước và nước bạn Lào. 
Dược phẩm An Thiên Tại xã Quảng Trường, hàng trăm máy dệt chiếu rình rịch khắp các thôn làng, ngõ xóm như một công trường; các hộ không có điều kiện mua máy cũng dệt tay thoăn thoắt. Với nghề truyền thống này, nhiều lứa tuổi đều có thể tham gia; người già, học sinh tranh thủ thời gian, các lao động chính tận dụng lúc nông nhàn... Hiện tại, một gia đình 2 lao động có thể dệt được 2 đôi chiếu/ngày, mỗi đôi chiếu cói giá từ 120 đến 130.000 đồng. Nhiều hộ gia đình có điều kiện đã mua máy dệt chiếu để nâng cao năng suất và thu nhập. Với một máy dệt chiếu hơn 100 triệu đồng, mỗi ngày có thể dệt được khoảng 20 đôi chiếu, doanh thu khoảng 4 triệu đồng/ngày, trừ chi phí và khấu hao máy móc, lợi nhuận khoảng 600.000 đồng/ngày. Từ sản phẩm chiếu cói, nhiều người có việc làm nhờ vận chuyển chiếu bằng xe máy đi bán rong khắp tỉnh. Hoạt động này cũng chính là hình thức thâm nhập, tìm kiếm thị trường cho chiếu cói Quảng Xương ngay trong nội địa.  
Tìm hiểu thêm tại xã Quảng Khê – nơi có làng nghề sản xuất chiếu cói nhãn hiệu Nga Khê nổi tiếng, các thợ thủ công cũng không biết nghề truyền thống này có từ bao giờ. Họ chỉ biết nối tiếp các thế hệ đi trước để giữ lửa nghề và phát triển, đem lại cơm no áo ấm, xây dựng làng quê trù phú. Hiện nay, xã Quảng Khê có 5 thôn với 756 hộ dân (chiếm gần 50% số hộ toàn xã) có nghề trồng cói, dệt chiếu. Vào mùa cói, do nguồn cói nguyên liệu nhiều nên hoạt động dệt chiếu cũng nhộn nhịp hơn. Chúng tôi ấn tượng với cảnh hàng nghìn lá cói được người dân phơi trải dài ven đường đi, trong sân nhà, trên tường bao... Ông Ngô Khắc Vân, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Khê, cho hay: “Toàn xã hiện có 56 máy dệt chiếu, hơn 1.500 lao động tranh thủ thời gian nhàn rỗi dệt thủ công với mức thu nhập hơn 1 triệu đồng/người/tháng. Chiếu cói Nga Khê được nhiều người tin dùng bởi sợi cói có độ dai hơn nhiều vùng cói trong nước do nguồn nước và lượng phù sa phù hợp”.
 
Có thể nói, nghề trồng cói, dệt chiếu của huyện Quảng Xương đang có tín hiệu vui, song người dân vùng trồng cói vẫn chưa thực sự mãn nguyện bởi cơ chế thị trường, thị hiếu dùng chiếu nhựa, chiếu trúc ngày càng tăng... Trăn trở cùng người dân trong vùng, trước khi chia tay chúng tôi, ông Ngô Khắc Vân mong muốn tỉnh có chính sách hỗ trợ để bà con vùng cói đầu tư kênh mương, đường giao thông nội đồng... phục vụ thâm canh sâu cây cói.