399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Công nghệ
  • Bảng mã lỗi máy lạnh Electrolux inverter

Bảng mã lỗi máy lạnh Electrolux inverter

Bằng cách tesk lỗi và rà soát thông tin về mã lỗi trên bảng mã lỗi máy lạnh Electrolux inverter, người dùng có thể tự chuẩn đoán, xử lý sự cố từ đơn giản đến phức tạp mà thiết bị đang gặp phải, nhờ vậy giúp máy hoạt động ổn định cũng như tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí.

Sau một thời gian dài hoạt động, thiết bị điện lạnh như điều hòa, máy lạnh không thể nào tránh khỏi vấn đề, lỗi, hư hỏng gây phiền toái đến quá trình sử dụng. Đối với những người không am hiểu thiết bị, thật khó để tìm lỗi và đưa ra cách cách xử lý, thay vào đó khi gặp đa số mọi người sẽ liên hệ với thợ sửa chữa đến để kiểm tra và xử lý.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nếu không may gặp phải thợ kém chuyên nghiệp, lừa đảo thì rất dễ bị hét giá lên cao hay thêm bớt lỗi máy. Vì vậy để giúp trải nghiệm người sử dụng được tốt hơn, các dòng điều hòa hiện đại đã tích hợp thêm chức năng kiểm tra, báo lỗi thiết bị đang gặp phải. Thông qua mã lỗi được chia sẻ ở dàn lạnh người dùng chỉ cần tìm hiểu nguyên nhân ở tại các bảng mã lỗi điều hòa máy lạnh, sau đó đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp nhất.

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sản phẩm điều hòa đến từ thương hiệu Electrolux, ưu nhược điểm cũng như bảng mã lỗi máy lạnh Electrolux inverter là gì?

Ưu nhược điểm máy lạnh Electrolux inverter

Trên thị trường có rất nhiều loại máy lạnh đến từ các hãng sản xuất khác nhau. Bên cạnh các thương hiệu lâu đời như Toshiba, Đaikin, Panasonic, LG thì Electrolux cũng được nhiều người lựa chọn, cân nhắc ngay khi có nhu cầu, sản phẩm sở hữu những ưu và nhược điểm như;

Ưu điểm của máy lạnh Electrolux inverter

Bảng mã lỗi máy lạnh Electrolux inverter

Tiết kiệm năng lượng: Máy lạnh Electrolux inverter sử dụng công nghệ inverter tiên tiến, giúp điều chỉnh công suất hoạt động của máy nén theo nhu cầu thực tế. Trong quá trình hoạt động máy nén sẽ không bật tắt như các dòng thông thường mà hoạt động quay chậm liên tục để duy trì nhiệt độ giúp cho thiết bị trở nên tiết kiệm hơn lên đến 40%.

Hoạt động êm ái: Máy được trang bị công nghệ biến tần không bật tắt mà quay liên tục nên đảm bảo hạn chế được tiếng ồn, nhờ vậy mang lại sự thoải mái và yên tĩnh trong không gian sống hoặc làm việc.

Đảm bảo môi trường trong lành: Thiết bị sử dụng công nghệ làm lạnh và làm nóng thân thiện với môi trường, không gây ra sự xả thải hóa chất có hại. Bao gồm chất gas thế hệ mới giảm các tác động tiêu cực đến nhà kính hay làm thủng tầng ozone. Ngoài ra máy còn có thêm công nghệ kháng khuẩn khử mùi tạo ra môi trường trong lành, sạch sẽ.

Đa dạng tính năng và chế độ hoạt động: Máy lạnh Electrolux inverter cung cấp nhiều chế độ và tính năng điều chỉnh linh hoạt, như chế độ làm lạnh, làm nóng, làm khô, và quạt. Người dùng có thể tùy chỉnh theo nhu cầu và điều kiện thời tiết.

Nhược điểm máy lạnh Electrolux inverter

Chi phí ban đầu cao hơn: Sản phẩm có giá thành cao hơn so với các loại máy lạnh thông thường. Việc đầu tư ban đầu có thể đòi hỏi một số khoản tiền lớn hơn để mua.

Cần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ: Trong quá trình hoạt động, máy cần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tuổi thọ cao. Quá trình này có thể đòi hỏi thêm chi phí và công sức từ người sử dụng.

Khả năng sửa chữa phức tạp: Thiết bị có thiết kế và công nghệ phức tạp hơn so với các loại thông thường, khi gặp sự cố, việc sửa chữa có thể phức tạp và đòi hỏi sự can thiệp của kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên nhờ có mã lỗi máy lạnh cụ thể mà người dùng có thể xác định lỗi nhanh chóng và đưa ra cách khắc phục hiệu quả.

Phụ thuộc vào nguồn điện: Thiết bị sẽ hoạt động hiệu quả nhất khi được kết nối với nguồn điện ổn định và chất lượng. Nếu hệ thống điện không đáp ứng được yêu cầu, chúng có thể không hoạt động hiệu quả hoặc gặp sự cố.

Mã lỗi máy lạnh Electrolux inverter

Có nhiều lỗi có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thiết bị, bạn cần phải thực hiện các bước check lỗi để xác định mã lỗi, sau đó kiểm tra thông tin trên bảng mã lỗi máy lạnh Eletrolux inverter mà chúng tôi đã chia sẻ dưới đây.

Cách check lỗi máy lạnh Electrolux inverter

Bảng mã lỗi máy lạnh Electrolux inverter

Chức năng tự động báo lỗi sẽ hiển thị trên màn hình LCD của điều hòa. Khi máy hoạt động không bình thường hoặc xảy ra lỗi kỹ thuật trong quá trình sử dụng, thiết bị sẽ ngay lập tức đưa ra cảnh báo giúp người dùng sớm phát hiện lỗi và bảo trì kịp thời.

Sau đây là các bước kiểm tra mã lỗi điều hòa electrolux inverter:

Bước 1: Hướng điều khiển từ xa của điều hòa vào cảm biến của dàn lạnh

Bước 2: Nhấn và giữ nút “CHK” hoặc “Check” trên remote cho đến khi màn hình hiển thị 2 chữ số “00”

Bước 3: Nhấn vào nút mũi tên lên xuống. Mỗi lần bạn nhấn nút điều khiển, một thông báo lỗi sẽ hiển thị. Lúc này bạn chỉ cần tra bảng mã lỗi máy lạnh electrolux inverter để xác định nguyên nhân gây hư hỏng thiết bị nhà mình.

Bảng mã lỗi máy lạnh Electrolux

STT

Mã lỗi

Tên lỗi

STT

Mã lỗi

Tên lỗi

1

E1

Lỗi cảm biến nhiệt độ phòng

19

F8

Giới hạn quá dòng/sụt

2

E2

Bảo vệ chống đóng băng

20

F9

Cảnh báo nhiệt độ xả cao

3

E3

Đang xảy ra tình trạng bị tắc nghẽn hoặc rò rỉ môi chất lạnh

21

FH

Giới hạn về chống đóng băng

4

E4

Bảo vệ máy nén xả nhiệt độ cao

22

H1

Rã đông

5

E5

Bảo vệ quá dòng AC

23

H3

Bảo vệ chống việc bị quá tải cho máy nén

6

E6

Lỗi giao tiếp cục nóng và cục lạnh

24

H5

Bảo vệ IPM

7

E8, H4

Cảnh báo nhiệt độ cao

25

HC

Bảo vệ PFC

8

H6

Không nhận được phản hồi từ động cơ quạt dàn lạnh

26

EE

Lỗi EEPROM

9

LP

Lỗi giữa cục nóng và cục lạnh

27

PH

Bảo vệ điện áp PN cao

10

L3

Lỗi động cơ quạt của cục nóng ngoài trời

28

PL

Bảo vệ điện áp PL thấp

11

L9

Bảo vệ dòng điện

29

U7

Lỗi bất thường về van 4 chiều

12

Fo

Môi chất làm lạnh tích tụ

30

Po

Tần số thấp của máy nén ở chế độ chạy thử

13

F1

Cảm biến trong phòng đã bị hở hoặc ngắn mạch

31

P1

Tần số định mức của máy nén tại chế độ chạy thử

14

F2

Cảm biến đường ống của dàn lạnh bị hở hoặc ngắn mạch

32

P2

Tần số tối đa của máy nén ở chế độ chạy thử

15

F3

Cảm biến dàn nóng đang bị hở hoặc ngắn mạch

33

P3

Tần số trung bình máy nén tại chế độ chạy thử

16

F4

Cảm biến đường ống dàn nóng đang bị hở hoặc ngắn mạch

34

LU

Cảnh báo công suất

17

F5

Cảm biến xả đang bị hở hoặc ngắn mạch

35

EU

Cảnh báo nhiệt độ

18

F6

Giới hạn quá tải/sụt

 

 

 

 

Các lỗi thường gặp khác

STT

Lỗi

Hiện tượng

Nguyên nhân

1

Mất nguồn

Khi mở aptomat thì không nghe thấy tiếng kêu "bíp" của điều hoà

Aptomat hỏng, hở mạch hay hỏng board điều khiển

2

Điều khiển điều hoà không có tác dụng

Hướng điều khiển và bấm nút nhưng cục lạnh không phản hồi

Điều khiển hết pin, bị hỏng hay board nhận tín hiệu hỏng

3

Gió thổi ra có mùi hôi

Xuất hiện mùi hôi khó chịu khi bật máy lạnh

Điều hoà bị xì gas hoặc lâu ngày không được vệ sinh

4

Lạnh kém

Vẫn thấy nóng khi sử dụng máy lạnh

Hết gas hoặc thiếu gas, quạt dàng nóng hỏng hay board dàn lạnh gặp sự cố

5

Dàn lạnh có sự cố

Chảy nước, thân vỏ bị đọng sương

Ống xả bị tắc, quạt dàn lạnh quay chậm hoặc không quay

 

Cách khắc phục lỗi máy lạnh Electrolux

Sau khi xác định mã lỗi, nguyên nhân thông qua bảng mã lỗi máy lạnh Electrolux inverter, người dùng có thể xác định để khắc phục kịp thời, giúp bảo vệ máy thông qua các bước dưới đây:

Bước 1: Kiểm tra nguồn điện

Bảng mã lỗi máy lạnh Electrolux inverter

Đảm bảo máy lạnh được kết nối đúng và nhận nguồn điện ổn định. Kiểm tra cắm và rút đúng cách, kiểm tra bộ ngắt mạch hoặc máy biến áp, kiểm tra công tắc máy điều hòa.

Bước 2: Kiểm tra điều khiển từ xa

Kiểm tra pin trong điều khiển từ xa và đảm bảo nó hoạt động tốt. Thay thế pin nếu nó quá lâu hay đang gặp tình trạng gỉ sét có thể thay luôn điều khiển nếu nó hết hạn sử dụng.

Bước 3: Kiểm tra cài đặt nhiệt độ

Đảm bảo rằng nhiệt độ được đặt đúng và phù hợp với yêu cầu. Điều chỉnh nhiệt độ để xem liệu máy lạnh hoạt động đúng hay không. Nếu không phát ra bất cứ thay đổi nào trong quá trình điều chỉnh nên check cảm biến của dàn lạnh.

Bước 4: Kiểm tra chế độ hoạt động

Đảm bảo rằng bạn đã chọn chế độ hoạt động đúng cho máy lạnh, bao gồm làm lạnh, làm nóng, làm khô hoặc quạt. Chuyển đổi giữa các chế độ để kiểm tra xem có sự thay đổi hay không.

Bước 5: Kiểm tra cửa và lưới lọc

Đảm bảo rằng cửa máy lạnh đóng chặt và không có cản trở. Kiểm tra và làm sạch lưới lọc để loại bỏ bụi bẩn và chất cặn có thể gây trở ngại cho luồng không khí.

Bước 6: Kiểm tra dàn lạnh và dàn nóng

Kiểm tra xem dàn lạnh và dàn nóng có bị bám đá, bụi bẩn hoặc chất cặn không. Nếu có, làm sạch chúng để đảm bảo hiệu suất làm việc tốt.

Bước 7: Kiểm tra mã lỗi

Kiểm tra bảng mã lỗi máy lạnh Electrolux inverter để xem liệu mã lỗi nào đang xuất hiện trên màn hình hoặc đèn hiển thị. Tham khảo hướng dẫn sử dụng để biết cách khắc phục các mã lỗi cụ thể.

Nếu sau khi thực hiện các bước trên mà vẫn gặp vấn đề, bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc kỹ thuật viên chuyên nghiệp chính hãng để được hỗ trợ và sửa chữa máy lạnh.